Giao tiếp là chìa khóa trong mọi mối quan hệ, đặc biệt là trong tình yêu. Tuy nhiên, có một số cách giao tiếp mà chúng ta đã quá quen, tưởng chừng hết sức bình thường và vô hại, nhưng thực ra lại đang âm thầm phá hoại mối quan hệ của bạn. Dưới đây là 5 cách giao tiếp có thể khiến mối quan hệ của bạn “đi vào lòng đất” nếu không cẩn thận. 1. Không chú tâm lắng ngheLắng nghe không phải là vừa nghe vừa bấm điện thoại, hoặc chỉ tìm cách nhảy vào xen ngang, thanh minh, hoặc đưa ra suy nghĩ của mình. Lắng nghe thực sự đòi hỏi sự chú tâm trọn vẹn 100% vào những gì người thương mình đang nói, với sự quan tâm, chân thành, để có thể thấu hiểu và san sẻ với những gì họ chia sẻ. Khi bạn không thực sự lắng nghe, năng lượng tỏa ra ngay lập tức và đối phương sẽ cảm thấy không được quan tâm và dần dần xa cách. Ví dụ: Bạn gái của bạn đang kể về một ngày làm việc đầy áp lực, nhưng thay vì chú ý lắng nghe, bạn lại mải mê với chiếc điện thoại. Hoặc đang cãi nhau, anh ấy chưa nói dứt câu bạn đã nhảy vào giải thích cho ý của bạn. Điều này chỉ khiến mâu thuẫn leo thang, và cả hai cảm thấy cô đơn, bế tắc, không được tôn trọng, thậm chí bị bỏ rơi trong mối quan hệ. 2. Đánh giá vì những lỗi nhỏ nhặtĐôi khi đã quá quen với sự có mặt của nhau trong một mối quan hệ, những đánh giá âm thầm trong đầu chúng ta sẽ được “chuyển thể” thành lời nói. Những điều ban đầu tưởng như không thành vấn đề, giờ như con voi ở giữa nhà.
Khoan hãy nói đến tính chính xác của những nhận định này. Mỗi lần nhận được một lời phê phán, đánh giá, anh ấy, cô ấy sẽ cảm thấy mình vô dụng, đầy tội lỗi, hoặc không đủ tốt, không bao giờ có thể làm bạn hài lòng. Thậm chí sẽ hoài nghi tình cảm xúc bạn và nghĩ thầm “Chắc anh ấy sẽ ghét mình, sẽ không yêu mình nữa”. Hoặc “mình là đồ bỏ đi”. Nghe hơi drama, nhưng đó là sự thật. Đánh giá, phê phán, chỉ trích chỉ tạo ra môi trường tiêu cực, nặng nề, nơi mà người ta cảm thấy mình không bao giờ đủ tốt và suy giảm sự tự tin. 3. Im lặng thay vì giải quyết vấn đềIm lặng không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn tốt. Mặc dù khi đang nước sôi lửa bỏng, bạn có thể tạm “hoãn binh”, im lặng để vấn đề không leo thang, và quay trở lại giải quyết khi đã bình tĩnh hơn. Nhớ là luôn phải quay trở lại giải quyết khi bình tĩnh hơn nhé. Nhiều cặp đôi im là im luôn. Cho nó trôi đi, chôn vùi theo năm tháng luôn. Nhưng sự thật là nó chẳng bao giờ tự nhiên sinh ra và tự nhiên mất đi cả. Khi bạn chọn cách im lặng thay vì đối mặt và giải quyết vấn đề, mâu thuẫn sẽ không được giải quyết mà chỉ tích tụ lại ở đó, lâu dần dẫn đến những hiểu lầm lớn hơn, những mâu thuẫn to hơn. Nếu lặp đi lặp lại như vậy, một người bỏ đi, chiến tranh lạnh, rồi hôm sau lại tiếp tục sống bình thường như không có chuyện gì xảy ra… có thể khiến cho người kia cảm thấy họ không được tôn trọng, mối quan hệ này không quan trọng và bạn không thực sự quan tâm đến họ nữa. Rốt cuộc thfi vấn đề vẫn tiếp tục âm ỉ trong lòng cả hai. 4. So sánh người yêu mình với người khácĐừng bị mấy phim khoe chồng, khoe người yêu, khoe của Trung Quốc dẫn dụ nhé. Mình thi thoảng lại thấy trên FB anh Tổng tài này giả nghèo yêu cô gái Lọ Lem kia, rồi đi họp lớp bị các bạn gái khác sỉ vả chê người yêu cô nghèo, rồi khoe người yêu mình giàu. Mệt, nói chung là mệt, nên né nha chị em. So sánh đối phương với người khác là một trong những cách giao tiếp gây tổn thương nhất và khiến MQH rạn nứt nhanh nhất. Nó không chỉ làm hạ thấp giá trị của người yêu mình, mà còn khiến họ cảm thấy tự ti, không đủ tốt trong mắt bạn. Ví dụ: Bạn khoe khéo người yêu của nhỏ bạn vừa mua tặng túi LV, hay mua nhà, mua ô tô… dù không hẳn là so sánh nhưng nó vẫn mang cái mùi của so sánh, có thể là về tiền bạc, sự nghiệp, cách yêu và chiều người yêu… Mỗi lần như vậy, đối phương có thể ban đầu sẽ cảm thấy có động lực, cố gắng đạt được như vậy. Nhưng lâu dần, lặp đi lặp lại như vậy mãi, họ sẽ chỉ cảm thấy mình không thể đạt được tiêu chuẩn của bạn và dần mất niềm tin vào bản thân. 5. Nói lý lẽ và cố chứng minh mình đúng (mà không thực sự kết nối về mặt cảm xúc)Khi đối mặt với mâu thuẫn, việc chỉ tập trung vào lý lẽ và logic mà không thực sự kết nối về mặt cảm xúc có thể gây ra sự “đứt gãy kết nối”. Thường chúng ta quá tập trung vào việc cố thuyết phục người kia đồng ý với mình, hoặc chứng minh mình đúng, mà quên đi điều quan trọng nhất trong tình yêu là sự kết nối những cảm xúc chân thật nhất. Khi bạn tập trung vào việc chứng minh mình đúng, bạn có thể quên mất việc lắng nghe và từ đó không thể thực sự hiểu những gì họ thực sự cảm thấy và suy nghĩ. Điều này tạo ra sự xa cách và khiến cả hai không hiểu được nhau. Ví dụ: Thay vì nói rằng bạn cảm thấy tổn thương khi đối phương không dành thời gian cho bạn, và bạn muốn được chú ý như thế nào, bạn lại tập trung vào việc chỉ trích anh ấy quá bận rộn với công việc, hoặc mải mê chơi game. Điều này có thể khiến họ không nhận ra cảm xúc thật sự của bạn mà chỉ cảm thấy bị chỉ trích và bị kiểm soát, trong khi vấn đề thực sự không được giải quyết. Những cách giao tiếp trên đều có thể âm thầm làm hỏng mối quan hệ của bạn. Để nuôi dưỡng tình yêu và mối quan hệ khỏe mạnh, hãy thực sự dành thời gian để lắng nghe một cách trọn vẹn, thấu hiểu, và đối mặt với các vấn đề một cách chân thành. Điều quan trọng là cả hai phải cùng nhau xây dựng một môi trường giao tiếp tích cực, nơi mà mỗi người đều cảm thấy được tôn trọng và yêu thương. Nếu bạn thấy những điều này sẽ có ích cho một ai đó, đừng ngần ngại forward email này cho bạn ấy nhé! Mình vẫn đang nhận khảo sát về các vấn đề trong mối quan hệ cặp đôi - các bạn hoàn thành khảo sát sẽ được tặng 01 buổi Coaching MIỄN PHÍ cho cặp đôi của mình (nếu cả 2 bạn làm, bạn sẽ được tặng 02 buổi đó) Inbox Facebook mình để nhận link khảo sát nha! With love & peace, Thủy Nguyễn - Relationship Coach - Chuyên gia khai vấn về Tình cảm - Mối quan hệ Truy cập các tài nguyên Miễn phí khác:
|
Đăng ký email để nhận những thông tin sớm nhất và ưu đãi "exclussive" dành cho Subscribers, nghe những câu chuyện, bài học riêng tư, những chiêm nghiệm cá nhân về true love của mình trong hơn 15 năm qua và trong cuộc sống hiện tại, giúp bạn nuôi dưỡng tình yêu và những mối quan hệ khỏe mạnh, lâu bền.
Reader thương mến, Hãy để mình kể bạn nghe về một cô gái từng là người luôn tất bật với công việc và những mối quan hệ xung quanh, với việc làm hài lòng người khác. Cô được mọi người yêu quý và khen là ngoan ngoãn, nhanh nhẹn, được việc. Nhưng không hiểu vì sao, cô vẫn thường cảm thấy có lúc vô cùng lạc lõng, có lúc cảm thấy chán nản và vô nghĩa… Dù làm trong một công ty nước ngoài (mà có vẻ các đồng nghiệp đều rất sung sướng tự hào), có người yêu đưa đi chơi, đi ăn thường xuyên, có bố mẹ...
Học về Gắn bó, gặp lại một từ - không mới, nhưng có thêm nhiều chiêm nghiệm hơn về nó: đó là từ VULNERABLE: dịch sang tiếng Việt là MONG MANH, hoặc DỄ BỊ TỔN THƯƠNG. Với nhiều người, việc thể hiện cảm xúc thật sự rất khó khăn, vì có thể đã từng trải qua những trải nghiệm trong quá khứ, khi mà những cảm xúc đó không được chấp nhận. Ví dụ như bạn bị bố mẹ mắng và bạn thấy buồn và khóc, bố mẹ bảo “Có gì mà khóc. Nín.”. Khi bạn cố thanh minh vì cảm thấy oan ức, bố mẹ bảo “Câm mồm”. Điều đó gửi...
Mình cũng tò mò về điều này nên hỏi Chat GPT. Cùng xem câu trả lời của AI thế nào nhé - mình cũng sẽ thêm vào quan điểm của mình. Người ta thường bước vào cuộc đời bạn vì những lý do rất cụ thể và có lý. Một số người đến để dạy cho bạn những bài học quý giá mà bạn cần học khi đi qua cuộc đời này. Một số khác đến để giúp bạn thoát khỏi những rắc rối hoặc vấn đề mà cuộc sống mang đến. Nhưng luôn có một người đặc biệt xuất hiện trong cuộc đời bạn, và với cả 2 lý do trên :D Là người có thể giúp...